Các máy lạnh và điều hoà không khí cần có lý lịch rõ ràng. Nhật ký vận hành cung được ghi chép đầy đủ để có thông tin cần thiết      sau này để so sánh. Nhật ký nên có những nội dung sau :

Hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lạnh

– Tuổi của máy lạnh

– Kiểu máy nén (kín, nửa kín, hở)

– Năng suất lạnh, hiệu suất lạnh

– Các yêu cầu vể bảo dưỡng định kỳ

– Ga lạnh và lượng nạp

– Loại dầu bôi trơn

– Tỷ lệ tổn thất ga lạnh

– Kỳ hạn đại tu

– Nâng cấp thiết bị và tuổi của chúng

– Khả năng khai thác của máy lạnh.

Một trong các biện pháp hạn chế phát thải ga lạnh vào khí quyển hữu hiệu nhất, đó là giảm thiểu lượng ga lạnh bị rò rỉ mà đơn giản là tiếp nhận nhũng dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tốt, lắp đặt các thiết bị tự động dò tìm chỗ rò rỉ, báo động khi có hơi gas trong phòng máy, tự động khoá máy khi xuất hiện áp suất bất thường trong hệ thống, tự động khoá ga khi xuất hiện dấu hiệu rò rỉ ga khỏi hệ thống, sử dụng các thiết bị tách khí không ngưng hiệu suất cao.

Sau đây là các công việc có thể hữu dụng cho bạn trong việc lên kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.

Các công việc cụ thể nên làm :

1. Nghĩ đến bảo toàn và an toàn gas lạnh.

2. Tuân thủ việc sử dụng thiết bị và các bước xử lý ga lạnh.

3. Thay thế đệm kín và siết chặt các nắp bít trên các van sau khi hoàn thành công việc.

4. Ngừng toàn bộ hệ thống để sửa chữa khi phát hiện rò rỉ ga lạnh.

5. Sử dụng chai ga, bình chứa chuyên dụng khi vận chuyển, nạp ga và lưu trữ ga lạnh.

6. Thu hồi ga lạnh dạng lỏng và hơi trong các ống nạp.

7. Có nhật ký sử dụng gas lạnh đối với tất cả các thiết bị.

8. Kiểm tra rò rỉ đối với các ống nạp và các thiết bị có chứa gas lạnh.

9. Lắp đặt van khoá, van chạn để hạn chế thất thoát ga lạnh trong khi sửa chữa và lọc gas lạnh.

10. Loại bò hoàn toàn các mối nối ca khí không cần thiết, sử dụng các mối nối hàn điện hoặc hàn đồng.

11. Lập quy trình kiểm tra rò rỉ hợp lý.

12. Tuân thủ các bước kiểm tra rò rỉ đã dược quy định.

13. Sử dụng dụng cụ và thiết bị tiêu chuẩn cồng nghiệp cho việc kiểm tra rò rỉ.

14. Phải sử dụng thiết bị kiểm tra để khẳng định thiết bị hoàn toàn kín.

15. Sau khi sửa chữa lớn, hút chân không và khử ẩm bằng cách dùng máy hút chân không sâu hoặc 3 cấp để đạt độ chân không tới 757mm Hg.

16. Trang bị thêm thiết bị lọc để tái sinh ga lạnh

17. Trang thiết bị lọc dầu lắp bên ngoài.

18. Nâng nhiệt độ của dầu trưóc khi làm việc.

19. Vận hành bơm dầu trong giàn mỗi tuần để dầu bôi trơn phủ lên các đệm khí cổ trục hệ thống máy lạnh hở.

20. Chỉ sử dụng các bình chứa chuyên dùng để chứa ga lạnh.

21. Trang bị khớp nối nhanh cho van nạp.

22. Làm lạnh bình chứa ga lạnh (R123) để áp suất của nó đạt áp suất khí quyển trước khi mờ bình chứa.

23. Trang bị bộ cảm biến ga lạnh cho hệ thống máy lạnh.

24. Thu hổi toàn bộ ga lạnh để tái sinh.

25. Sử dụng chất khí khồng phải CFC làm chất khí phát hiện rò rỉ ga.

26. Trang bị hệ thống báo động để cảnh báo quá áp khi dừng máy.

27. Sử dụng máy nén hoặc máy hút chân không xách tay có bộ lọc để hút ga lạnh dạng lỏng hoặc hơi từ bình chứa.

28. Nạp ga lạnh vào máy một cách thận trọng, đề phòng nạp quá mức cần thiết.

29.  Kiểm tra rò rỉ và sự hoạt động bình thưòng của các thiết bị tự động điều khiển, điều chỉnh, báo động, báo hiệu và an toàn.

30. Kiểm tra hiện tượng rung động không bình thường của hệ thống.

31. Kiểm tra chất lượng xử tý nước.

32. Trong khoảng thời gian máy lạnh nghỉ nhiểu ngày cần thực hiện việc nhốt ga hoặc kết hợp việc giữ áp suất dương nhẹ trong hệ thống có lợi cho việc bảo quản ga lạnh và chống xâm nhập không khí bên ngoài vào hệ thống.

33. Loại bỏ các bình chứa hết hạn sử dụng, tránh thất thoát ga lạnh từ các bình chứa không đảm bảo.

Các công việc không nên làm :

1. Sử dụng ga lạnh làm dung mòi vệ sinh, làm sạch chi tiết thiết bị.

2. Phá vỡ hệ thống lạnh kín khi khồng cần thiết.

3. Sử dụng khí CFC như một chất để phát hiên rò rì*

4. Vận hành hệ thống khi có hiên tượng rò rỉ.

5.Vận hành máy lạnh khi chưa cân bằng áp suất ở hệ thống có cân bằng áp suất sau khi dừng máy.

6. Thải khí không ngưng có lẫn ga lạnh vào khí quyển.

7.Xả ga l ạnh từ bình chứa vào khí quyển.

8. Xả hơi ga lạnh từ hệ thống sau khi đã rút hết lỏng ra.

9. Tăng áp trong hệ thống lạnh trong khi ga lạnh vẫn còn bên trong.

10. Xả ga lạnh thừa trong hệ thống vào khí quyển.

11. Làm bẩn ga lạnh bằng cách trộn với các ga lạnh khác, trộn với dung môi, dầu và các chất khác.

12. Để áp suất của ga lạnh vượt quá áp suất cho phép của nhà sản xuất khi tiến hành kiểm tra rò rỉ.

13. Nạp quá nhiều ga lạnh vào bình chứa cao áp.

14. Nạp ga lạnh vào bình chứa chỉ được phép dùng 1 lần.

15. Thay thế ga lạnh vào hệ thống cũ khi chưa được phép.

 

 

 

Kiểm định khác