Tin tức
Quảng cáo bên trái
Dubai phát triển và góc khuất đằng sau sự hào nhoáng
Dubai tráng lệ.
Dubai trở nên giàu có và phát triển mạnh mẽ như ngày nay một phần vì vị trí địa lý nằm trên vùng Vịnh - nơi có các giếng dầu lớn của thế giới. Thế nhưng thực tế, lý do chủ yếu không hẳn là do tài nguyên dầu kia tạo ra mà là do xuất phát từ các lĩnh vực kinh tế như BĐS, các hãng hàng không, cảng và công nghệ thông tin. Dầu mỏ chỉ chiếm 7% của tổng doanh thu mà thôi.
Thế nhưng lý do sâu xa nhất đằng sau sự phát triển này là do sự nhạy bén của những người đứng đầu áp dụng chính sách thu hút đầu tư hết sức thông minh. Với sự đầu tư táo bạo, hàng loạt các dự án tầm cỡ thế giới đã được khởi công và hình thành ngay trên mảnh đất khô cằn này biến Dubai trở thành nền kinh tế chính của các tiểu vương quốc Ả rập.
Vào đầu những năm 1980, các nhà lãnh đạo Dubai đã hiểu rằng nơi đây sẽ không thể tồn tại lâu trong cuộc đua cạnh tranh kinh tế nếu chỉ tập trung vào các nguồn tài nguyên dầu mỏ. Mặc dầu dầu mỏ nơi đây là tiềm năng khổng lồ, các nhà lãnh đạo vẫn trăn trở và cho rằng phải tìm ra một giải pháp bền vững và thực tế hơn.
Sau những tính toán và quyết đoán, những người đứng đầu đã đặt nền móng cho các khoản đầu tư vào BĐS và xem đó là trụ cột chính của nền kinh tế Ả Rập. Emaar Properties là một Cty phát triển BĐS ở Các Tiểu Vương Quốc Ảrập Thống Nhất (UAE) hoạt động quốc tế cung cấp dịch vụ phát triển BĐS và quản lý. Với 6 phân khúc kinh doanh và 60 Cty đang hoạt động, Emaar có hiện diện tại 36 thị trường trên toàn Trung Đông, Bắc Phi, châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Emaar Properties là một trong những nhà phát triển BĐS lớn nhất ở UAE và được biết đến với các dự án quy mô lớn khác nhau như Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới. Trong năm 2000, phần lớn các phát triển BĐS đã bắt đầu diễn ra ở các vùng phụ cận. Điều này đã đưa đến một luồng gió mới cho nền kinh tế Dubai.
Trong năm 2000, Dubai đã trở thành một thành phố công nghệ thông tin, thu hút khách hàng toàn cầu của tất cả các lĩnh vực và giúp các DN phát triển. Các trung tâm công nghệ thông tin không bị đánh thuế. Năm 2003 các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô đầu tư vào các tiểu vương quốc này bởi những chính sách ưu đãi và tiềm năng lớn.
Dubai đã phát triển thành công hệ thống các tổ chức công nghệ và là một trong những nơi đặt ra nền móng cho nền kinh tế dựa trên tri thức của Dubai. Là nơi của hơn 500 Cty và tập đoàn đa quốc gia, bao gồm cả những cái tên toàn cầu như Facebook và LinkedIn, cũng như một số các DN công nghệ thành công nhất của khu vực.
Với những công trình ngoạn mục, Dubai trở nên lộng lẫy dưới ánh đèn ban đêm, đem lại cho bất cứ ai có dịp chiêm ngưỡng như cảm giác như lạc vào một thành phố trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Đứng trên cao nhìn xuống, người ta có cảm giác như đang ở thế giới tương lai.
Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng 2008 khiến cho nhiều công trình tại Dubai phải dang dở, nhiều dự án bị đình trệ và Dubai cũng gặp khó khăn. Thế nhưng giờ đây Dubai đã lấy lại được phong độ và tự tin bước từng bước để tiếp tục thực hiện ước mơ thành phố đẹp nhất thế giới của mình.
Phía sau sự hào nhoáng
Hơn 30 năm trước, hầu hết diện tích ở Dubai vẫn là sa mạc. Nhưng nó nhanh chóng phát triển với tốc độ vượt bậc để trở thành trung tâm thương mại, điểm du lịch chính trong khu vực. Người lao động đổ tới vùng đất này lập nghiệp với ước mong đổi đời.
Dubai đang nổi lên như một miền đất hứa với những dự án khổng lồ mang tính kỷ lục trên thế giới. Nhưng ở một góc khuất phía sau đó là cuộc đời khổ nhọc tăm tối của những người lao động nghèo từ các quốc gia Nam Á tới nhập cư. Sonapur, khu vực nằm ở ngoại ô Dubai, cách xa những trung tâm mua sắm sầm uất - là nơi tập trung hơn 150 nghìn công nhân lao động, chủ yếu đến từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Trung Quốc.
Khu bếp chật chội và kém vệ sinh tại khu nghèo của Dubai.
Với người lao động nghèo, họ phải làm việc cực nhọc dưới nhiệt độ khủng khiếp nóng ở sa mạc. Họ thậm chí làm việc tới 14 tiếng mỗi ngày. Khu nhà dành cho người lao động chật hẹp kém vệ sinh mà nhiều người không bao giờ nhìn thấy góc khuất của thành phố này.
Bên cạnh đó, Dubai giàu thì giàu thật, hiện đại thì cũng có thể nói là nhất nhưng thiếu văn minh bởi trong xã hội của thế kỷ XXI mà ở đây vẫn tồn tại nặng nề sự phân biệt kỳ thị giữa nam và nữ; giữa người bản xứ và người ngoại quốc. Sự kỳ thị ở đây là khá lớn.
Ở Dubai phụ nữ vẫn bị cho là những công dân hạng II và khi bước ra đường phần lớn họ đều phải che khăn, bịt mặt. Có người còn bịt luôn cả mắt, thậm chí khăn đen chùm cả mặt. Cả người từ đầu đến chân trông rất giống như đống vải đen di động, huyền bí, lạ lẫm, xa lạ và gờn gợn sờ sợ... Trong khi đó, đàn ông được phép có nhiều vợ, nhiều bóng hồng của riêng mình. Ngoại tình ở phụ nữ là điều cấm kỵ tại đây, số phận phụ nữ ngoại tình xem như chấm hết nếu bị phanh phui.
Sự kỳ thị giữa người bản xứ và người ngoại quốc: Theo thống kê của năm 2010 thì mặc dù dân số của UAE lên đến 8.2 triệu nhưng chỉ có 13% là người bản xứ. Phần còn lại là người ngoại quốc đến làm việc (expatriates) và phần lớn những người trong số này đều là người lao động đến làm công từ những nước như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Philippines.
Tiền lương được trả khác rất xa với người bản xứ, người lao động nước ngoài hoàn toàn không hưởng được bất kỳ sự trợ cấp nào từ Chính phủ UAE. Ngược lại nếu như là người UAE thì được hỗ trợ từ tiền nhà, tiền điện, được nhận vào làm những nơi có điều kiện tốt, có cơ hội vững vàng và hiển nhiên sẽ có cơ hội thăng tiến.
Tin tức khác
- Nhà ven đô cho gia đình 3 thế hệ có sân phơi thóc trên tầng(04/10/24)
- Đón nắng trong nhà phố(04/10/24)
- Nhà 3 tầng thiết kế cho gia đình ba thế hệ(23/05/24)
- Mê mẩn thiết kế biệt thự mở, tông trầm ở Bình Dương(22/05/24)
- Ấn tượng với thiết kế nhà phố 5 tầng luôn thoáng mát(22/05/24)
- Căn hộ 3 phòng ngủ nội thất chỉ 330 triệu đồng, bên trong đẹp bất ngờ(16/05/24)
- Nhà thiết kế hai giếng trời giúp lưu thông gió(16/05/24)