Tin tức
Quảng cáo bên trái
Không gian mở trong thiết kế
Trước đây, những ngôi nhà được xây dựng theo kiểu mỗi phòng sẽ phục vụ cho một nhu cầu riêng biệt. Phòng ngủ chính tách biệt, phòng khách dùng để tiếp khách hay để giải trí cũng vậy. Tuy nhiên, diện tích phòng sử dùng ngày càng ít đi, các chủ nhà dần dần tìm biện pháp để thay thế cách xử trí này. Vì vậy, ý tưởng về không gian mở ra đời.
Thuật ngữ “không gian mở” thực sự có ý nghĩa là rỡ bỏ mọi ranh giới trong ngôi nhà. Cấu trúc này sẽ hoàn toàn không sử dụng đến những bức tường hay vách ngăn, khiến không gian thoáng, “mở” hơn, và trở thành giải pháp tối ưu cho những ngôi nhà nhỏ.
Một không gian mở sẽ giúp cho chúng ta có cảm giác thông thoáng và khiến việc đi lại trong nhà trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, kiến trúc không gian mở hiện đại không chỉ cho ta thấy ích lợi về mặt kinh tế, mà còn cả về giá trị xã hội cũng như sự thoải mái nữa.
Lịch sử không gian mở
Một xu hướng khá gần đây trong thiết kế những ngôi nhà ở ngoại ô là sơ đồ không gian mở.
Trước Thế chiến 2, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng sơ đồ mặt bằng đơn giản, trong đó hành lang chính sẽ mở lối vào các phòng nhánh phục vụ các mục đích khác nhau. Vị trí của nhà bếp thường ở phía sau của nhà, vì vậy nó không được sự dụng cho mục đích giao tiếp xã hội. Một chiếc cửa phụ sẽ được lắp đặt bên ngoài nhà bếp để giao thức ăn hoặc làm lối vào cho công nhân.
Trong những năm hậu chiến, không gian sàn mở mới bắt đầu thực sự có tác dụng. Một không gian mở sẽ cung cấp tính linh hoạt trong phong cách, và nhà bếp thường là nơi được áp dụng đầu tiên. Một trong những lợi ích trước mắt của việc này là bạn có thể để mắt đến trẻ nhỏ trong khi đang chuẩn bị hay dọn dẹp bữa ăn. Trong những năm 1990, không gian mở gần như trở thành tiêu chuẩn của những ngôi nhà mới.
Mặc dù biết rõ là mọi thứ sẽ trở nên thuận tiên hợn nhiều khi thiết kế một không gian như thế, nhưng họ cũng phải đảm bảo việc sắp xếp mọi thứ trong nhà thật ngăn nắp, nếu không không gian sẽ nhanh chóng trở nên lộn xộn.
Không gian sống mở khích lệ việc gắn kết xã hội cũng như việc làm các hoạt động có tính độc lập cùng lúc: các thành viên trong gia đình có thể làm việc riêng của mình nhưng vẫn gắn kết với nhau. Và nhà bếp, phòng ăn và phòng khách sẽ được hợp nhất thành một khu vực tổ chức tiệc tùng.
Những nơi trong nhà có thể áp dụng không gian mở
Một ngôi nhà theo khái niệm mở không có nghĩa là tất cả các phòng đều thông nhau. Nó cũng không có nghĩa là giữa các phòng ngủ không có bức tường nào ngăn cách hết. Không gian sống mở chỉ dành riêng cho các khu vực sinh hoạt chung.
Những nơi không áp dụng không gian mở là Phòng tắm, phòng trang điểm, phòng ngủ. Không gian sinh hoạt mở thường bao gồm một biến thể của nhà bếp, khu vực ăn uống và phòng khách.
- Nhà bếp và phòng ăn: Một không gian chung cũng có chung khu vực tiếp khách và ăn uống. Đảo bếp hoặc bán đảo thường đóng vai trò như một ranh giới phân chia ở cả hai nơi.
- Phòng ăn và phòng khách: Trong hình dạng của một loạt cầu thang ngắn, hai màu sơn tương phản, cầu thang hướng đến khu vực lan can, đường phân cách có thể nhìn thấy được.
- Nhà bếp / phòng ăn / phòng khách: Trong một căn phòng rộng, có lẽ với một căn phòng lớn, cả ba khu vực này đều có thể liên kết với nhau.
Vì không có những bức tường ngăn cách nên việc phân chia không gian mở gặp đôi chút khó khăn. Do đó, có một giải pháp khá hay ho đó chính là đặt đồ vật phân chia khu vực theo đúng đặc tính của không gian đó. Để đánh dấu nơi phòng bắt đầu, hãy đặt một chiếc ghế sofa và hay một chiếc bàn console ngay bên ngoài khu vực bếp. Và giờ bạn có thể đánh dấu khoảng không gian này bằng cách đặt một tấm thảm.
Hãy tìm kiếm tiêu điểm trung tâm hoặc xây dựng tiêu điểm trong khi sắp đặt đồ nội thất, sau đó sắp xếp các đồ nội thất xung quanh nó. Ví dụ: nếu trong phòng khách nhà bạn có một bức tường thư viện thật đáng yêu, hãy biến nó thành tâm điểm bằng cách đặt những món đồ lớn hơn xung quanh nó. Ánh sáng cũng hỗ trợ việc xác định các khu vực hoạt động độc đáo của căn phòng. Ví dụ, đặt một chiếc bàn ăn trong phòng và hỗ trợ nó bằng một chiếc đèn bàn hoặc đèn chùm.
Ưu và nhược điểm của không gian mở
Ưu điểm
- Không gian mở sở hữu những ưu điểm đa chiều.
- Đầu tiên và có lẽ là quan trọng nhất: Nó khiến một căn hộ trông có diện tích nhỏ trông lớn hơn đáng kể.
- Việc loại bỏ các bức tường đồng nghĩa với việc ngôi nhà sẽ tràn ngập bởi ánh nắng mặt trời, làm cho nơi ở trông thoáng mát và rộng rãi hơn.
- Một căn hộ nhỏ với nhà bếp thậm bé xíu nằm tách biệt với phòng khách sẽ mang lại cảm giác đông đúc, chật chội, trái ngược với một nhà bếp mở nhìn ra phòng khách không có vách ngăn.
- Bên cạnh đó, sẽ rất tiện lợi khi bạn có thể vừa nói chuyện phiếm vừa đánh vài món ngon trong bếp hay chiêu đãi khách khứa.
- Tuy nhiên, khi quyết định xây đảo bếp hay đặt một chiếc bàn, đừng quên việc ngăn cách hai phòng. Nó cũng sẽ khuyến khích bạn theo dõi con cái khi bạn đang làm việc trong bếp.
Nhược điểm
- Cái gì cũng có tính hai mặt của nó, và không gian mở cũng có những nhược điểm nhất định.
- Vì sơ đồ sàn mở không tính đến việc sử dụng các vách ngăn nên việc điều hòa khí hậu bên trong ngôi nhà có thể trở thành mối quan tâm đáng kể.
- Ngoài ra, kết cấu không tường này ảnh hưởng đến tính riêng tư, điều này cũng khiến việc quản lý âm thanh trở thành một vấn đề. Ví dụ, bạn khó có thể nói chuyện trên điện thoại di động trong khi con bạn đang chơi trong phòng khách.
- Thông thường, những cấu trúc không có tường ngăn này sẽ dựa vào kim loại hoặc ván nhiều lớp để bảo vệ. Để lắp đặt chúng thì không hề rẻ.
- Không gian mở là nơi hoàn hảo cho các sự kiện nhóm, nhưng chúng khiến việc tìm kiếm những nơi yên tĩnh để đọc sách hoặc làm việc riêng thành một vấn đề khó nhằn. Nói tóm lại, chúng không thể mang lại sự riêng tư tuyệt đối trong nhà.
Tin tức khác
- Nhà ven đô cho gia đình 3 thế hệ có sân phơi thóc trên tầng(04/10/24)
- Đón nắng trong nhà phố(04/10/24)
- Nhà 3 tầng thiết kế cho gia đình ba thế hệ(23/05/24)
- Mê mẩn thiết kế biệt thự mở, tông trầm ở Bình Dương(22/05/24)
- Ấn tượng với thiết kế nhà phố 5 tầng luôn thoáng mát(22/05/24)
- Căn hộ 3 phòng ngủ nội thất chỉ 330 triệu đồng, bên trong đẹp bất ngờ(16/05/24)
- Nhà thiết kế hai giếng trời giúp lưu thông gió(16/05/24)