Tin tức
Quảng cáo bên trái
Nên đầu tư vào vàng, chứng khoán hay bất động sản?
Nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội trên thị trường chứng khoán.
Những ngày gần đây, sau chuỗi ngày dài giảm giá của vàng, đặc biệt khi mức chênh lệch giá vàng trong nước và vàng thế giới lên tới hơn 4 triệu đồng lượng như ngày 23/7, nhiều nhà đầu tư đã đưa nhận định giá vàng bắt đáy và đổ tiền mua vàng, chờ giá lên bán kiếm lời. Và thực tế ghi nhận của phóng viên, mở cửa phiên giao dịch sáng 27/7, giá vàng đã tăng nhẹ so với giá chốt phiên giao dịch ngày 24/7 với mức tăng là 70.000 đồng/lượng, dừng ở mức 33,15 triệu đồng/lượng so với 33,08 triệu/lượng.
Tuy nhiên, nhìn nhận xu thế này, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, đây chỉ biến động trong ngắn hạn và nó chưa cho thấy cơ hội để nhà đầu tư có thể “lướt sóng”, đầu cơ.
Ông phân tích: Giá vàng trong nước những ngày gần đây tuy biến động chậm hơn so với giá vàng quốc tế, nhưng cơ bản phản ánh và chịu những tác động cộng hưởng những nhân tố và các động thái trên đây của thị trường vàng thế giới. Đồng thời, thị trường vàng còn đang chịu sự quản lý khá ngặt nghèo của nhà nước, thiếu sự đa dạng các kênh, công cụ kinh doanh và thiếu cả sự liên thông trực tiếp giữa thị trường vàng trong nước với thế giới. Sự độc quyền nhập khẩu vàng và gia tăng kiểm soát chống đầu cơ và các hoạt động buôn bán trái phép vàng, ngoại hối này khiến chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới thường xuyên ở mức 3-4 triệu đồng/lượng.
Còn trên thị trường chứng khoán, theo báo cáo tổng kết mới đây của Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2015, giá trị vốn hóa của thị trường chừng khoán đạt gần 31,1% GDP, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2014; giá trị giao dịch cũng tăng 9,7% so với cùng kỳ 2014… Bộ Tài chính nhận định, thị trường chứng khoán 6 tháng năm 2015 đã được cải thiện, hấp dẫn nhà đầu tư và thu hút được dòng tiền trong xã hội.
Vậy trong dài hạn mà cụ thể là trong năm 2015, thị trường chứng khoán sẽ biến động ra sao?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Thanh Trúc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, trong thời gian tới, mặc dù thị trường chứng khoán đã có nhiều tính hiệu lạc quan, sôi động hơn nhưng cũng như các thị trường đầu tư khác, nó tiềm ẩn rủi ro cao.
Theo ông Trúc, kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất cho vay giảm, tỉ suất sinh lời cao là ưu thế mà thị trường chứng khoán có được so với những thị trường khác. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, tinh minh bạch trên thị trường vẫn còn hạn chế, tâm lý đầu tư theo kiểu “đám đông” khiến chứng khoán nhiều khi quá nhạy cảm. Có những mã chứng khoán, nhà đầu tư mua với giá lên tới 70.000 đồng nhưng rồi có khi xuống giá tới 10 lần, ở mức 7.000 đồng mà không bán được.
Cũng như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản (BĐS) năm 2015 đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, tính trong 6 tháng đầu năm, Hà Nội có hơn 9.200 giao dịch thành công và TP Hồ Chí minh có hơn 8.700 giao dịch thành công, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ 2014.
Một góc khu đô thị ở Hà Nội.
Mặc dù thị trường BĐS đã “nóng” hơn so với năm 2014 nhưng theo đánh giá, thị trường đang có dấu hiệu “thổi giá”, làm giá… Tại một số dự án như chung cư Trạng An (Phùng Chí Kiên, Hà Nội) chẳng hạn. Mặc dù chủ đầu tư chưa mở bán nhưng thông tin mở bán căn hộ đã được đăng tải tràn lan trên mạng với mức giá rất đa dạng, từ 26-30 triệu/m2.
Một điểm nữa, theo tìm hiểu của phóng viên, tại một số dự án hot, mặc dù chủ đầu tư đã tuyên bố “cháy hàng”, nhưng người có nhu cầu mua nhà thực vẫn có thể tìm được sản phẩm ưng ý ở những dự án có vị trí đẹp, thuận lợi. Tuy nhiên, để mua được căn hộ, người mua phải mất tiền chênh lên tới 300, 400 thậm chí là 500 triệu đồng.
Và mới đây nhất, trong bảng danh sách các “chúa chổm” nợ thuế được Bộ Tài chính công bố, các doanh nghiệp BĐS lại được điểm danh đứng Top đầu. Và trong một phát biểu mới đây, ông Thái Dũng Tiến - Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội đã khuyến nghị: Người mau không nên mua nhà tại các dự án nợ tiền thuế vì sẽ bị ảnh hưởng đến quyền lợi do doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
BĐS vì thế hiện tại vẫn chưa thể hấp dẫn được nhà đầu tư, đặc biệt khi những nghi vấn về “thổi giá”, làm giá xuất hiện trên thị trường.
Như vậy, cả vàng, chứng khoán, BĐS dù đều đã xuất hiện cơ hội để đầu tư nhưng để đưa ra được quyết định đầu tư, kiếm lợi thì lại là điều không đơn giản.
Trả lời câu hỏi nên lựa chọn kênh đầu tư nào trong bối cảnh hiện nay, ông Trúc nêu rõ: Thị trường vàng hiện không sôi động nên việc đầu tư vào vàng là rất hạn chế. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở thị trường chứng khoán, bất động sản bởi rõ ràng 2 thị trường này có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, phải thấy rằng, không phải chứng khoán, bất động sản là không có rủi ro, thậm chí là rủi ro rất lớn. Vậy nên, trước khi đưa quyết định đầu tư phải tính toán kỹ và có phương pháp phòng ngừa!
Tin tức khác
- “Quan lộ” của cựu Tổng Giám đốc Oceanbank và cách xài “tiền chùa”(05/09/17)
- Các nhà đầu tư BĐS thương mại tư nhân của Anh giàu có nhất thế giới(17/08/17)
- Đô thị thông minh và con người(15/08/17)
- TP HCM: Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa(10/08/17)
- Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn nhất thế giới(10/08/17)
- Nhập nhèm quảng cáo bất động sản, người mua nhà gánh đủ(09/08/17)
- Ở chung cư cao cấp, nhiều người Việt vẫn chưa thích nghi với lối sống văn minh(09/08/17)