Tin tức
Quảng cáo bên trái
Quy hoạch xây dựng phải đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia hiệu quả
Các địa phương có trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng các đồ án thuộc thẩm quyền mình phê duyệt
Phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Trong việc lập quy hoạch xây dựng thì lập quy hoạch vùng chiếm vị trí quan trọng để từ đó làm cơ sở lập các quy hoạch khác. Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định, các vùng liên tỉnh (bao gồm cả vùng đô thị lớn), vùng chức năng đặc thù, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh được lập quy hoạch xây dựng vùng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng, phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia có hiệu quả. Các vùng tỉnh được lập quy hoạch xây dựng vùng làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện, quy hoạch chung các đô thị và quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù trong tỉnh...
Cụ thể, các khu chức năng đặc thù có quy mô trên 500 ha, được lập quy hoạch chung xây dựng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch đô thị, làm cơ sở lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng. Các khu vực trong khu chức năng đặc thù hoặc các khu chức năng đặc thù có quy mô dưới 500 ha, theo yêu cầu quản lý và phát triển, được lập quy hoạch phân khu xây dựng làm cơ sở xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết xây dựng. Các khu vực trong khu chức năng đặc thù, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
Đối với quy hoạch xây dựng nông thôn, Nghị định quy định các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư và lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn. Các điểm dân cư nông thôn, khi thực hiện đầu tư xây dựng phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.
Xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành
Để việc lập quy hoạch xây dựng được hiệu quả cần có sự chung tay của các bộ, ngành liên quan. Vì vậy, Bộ Xây dựng chủ trì lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh thuộc trách nhiệm mình tổ chức lập, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng. Ngoài ra, Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức khác ở trung ương và UBND cấp tỉnh có liên quan về nội dung đồ án quy hoạch thuộc trách nhiệm của Bộ mình tổ chức lập trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các đồ án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong ranh giới hành chính do mình quản lý. UBND các cấp có trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các đồ án thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối nguồn vốn cho các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.
Tin tức khác
- “Quan lộ” của cựu Tổng Giám đốc Oceanbank và cách xài “tiền chùa”(05/09/17)
- Các nhà đầu tư BĐS thương mại tư nhân của Anh giàu có nhất thế giới(17/08/17)
- Đô thị thông minh và con người(15/08/17)
- TP HCM: Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa(10/08/17)
- Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn nhất thế giới(10/08/17)
- Nhập nhèm quảng cáo bất động sản, người mua nhà gánh đủ(09/08/17)
- Ở chung cư cao cấp, nhiều người Việt vẫn chưa thích nghi với lối sống văn minh(09/08/17)