Kiểm định
- Kiểm Định Thiết Bị Nâng
- Kiểm Định Thang Máy
- Kiểm Định Xe Nâng
- Kiểm Định Cầu Trục
- Kiểm Định Palang
- Kiểm Định Thiết Bị Áp Lực
- Kiểm Định Nồi Hơi
- Kiểm Định Máy Nén Khí
- Kiểm Định Hệ Thống Chống Sét
- Kiểm Định Máy Xây Dựng
Quảng cáo bên trái
Trung tâm kiểm định máy nén khí,bình khí nén theo quy trình chuẩn
Chúng tôi hân hạnh được giới thiệu đến quý khách hàng dịch vụ kiểm định máy nén khí. Máy nén khí là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Được quy định cụ thể tại Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 hướng dẫn kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Để hiểu rõ hơn về máy nén khí xin vui lòng tham khảo những ý kiến sau:
Cấu tạo của một hệ thống khí nén
Máy nén khí là một trong các thiết bị trong hệ thống khí nén. Nó làm nhiệm vụ nén khí để cung cấp cho các nhu cầu sử dụng khác nhau. Máy nén khí được sử dụng rộng rãi và phổ biến từ trong các công ty, xí nghiệp cho đến các hộ gia đình. Tùy theo hiệu quả công việc mà chúng được lựa chọn để phục vụ cho nhu cầu của chúng ta.
Phân loại máy nén khí
- Máy nén khí trục vít ( Screw air compressor )
- Máy nén khí trục vít loại có dầu ( Oil flood )
- Máy nén khí trục vít loại không dầu ( Oil free )
- Máy nén khí Pittong(Piston air compressor)
- Máy nén khí đối lưu
- Máy nén khí ly tâm
- Máy nén khí dòng hỗn hợp
- Máy nén khí dạng cuộn (Scroll air compressor)
Nguyên nhân nổ thiết bị khí nén
Trên các công trường thi công, các nhà máy, xí nghiệp, loại máy nén khí được sử dụng chủ yếu là loại máy nén khí kiểu pittông, máy này hoạt động được do động cơ đốt trong và được lắp cùng với bình chứa khí trên khung rơ-moóc.
- Nhiệt độ là áp suất của không khí nén vượt quá mức quy định. Trong quá trình nén khí với lực nén tăng lên, thể tích ban đầu sẽ giảm còn áp suất sẽ tăng lên tương ứng; khi áp suất vượt quá trị số cho phép làm cho máy bị nổ. Đồng thời nhiệt độ của khí nén cũng tăng lên.
Trong đó: T1, T2 – nhiệt độ tuyệt đối của khí trước và sau khi nén (0K)
P1, P2- áp suất tuyệt đối của khí trước và sau khi nén; kG/cm2
m – chỉ số đa phương (chỉ số fôlitrốp)
Thí vụ: khi nén không khí từ 0 ∼10 kG/cm2 thì nhiệt độ của nó tăng lên từ 20 ∼300 0C. Hiện tượng đó làm cho máy nén khí nóng lên và phân huỷ dầu bôi trơn, có thể làm cho máy bị nổ.
- Tạo ra trong không khí nén hỗn hợp nổ. Khi trong không khí hút vào máy nén khí có những bụi dễ cháy như bụi than, bụi giấy, bông có thể gây cháy nổ.
- Sự bùng cháy của dầu bôi trơn.
- Dầu bôi trơn ở các mối liên kết dưới tác dụng của nhiệt độ cao một phần bay hơi, khi bôi nhiều sẽ bị phun ra trong không khí nén dưới dạng sương mù tạo ra với không khí thành hỗn hợp nổ.Ví dụ: nồng độ hơi dầu trong không khí từ 6 ∼11% hỗn hợp có thể bị nổkhi nhiệt độ khoảng 2000C.
- Vi phạm sơ đồ làm sạch hệ thống khơi muội cặn dầu đặn. Những muội cặn này lâu ngày có khả năng tự bốc cháy khi trong không khí nén có hơi dầu sẽ dẫn tới nổ và thường xảy ra khi làm việc dưới áp suất cao.
- Dụng cụ an toàn không bảo đảm theo tiêu chuẩn quy định.
Thiết bị áp lực nói chung hay máy nén khí nói riêng, áp suất và dung tích bao nhiêu thì phải kiểm định
- Tất cả các thiết bị hoạt động với áp suất từ 0,7 kG/cm2 trở lên thì coi là thiết bị chịu áp lực.
- Theo Tiêu chuẩn Việt Nam thiết bị chịu áp lực có áp suất làm việc lớn hơn 0,7 kG/cm2 và có tích số P.V ≥ 200 (với P-áp suất: tính bằng kG/cm2 và V-thể tích: tính bằng Lít ) thì phải tiến hành kiểm định.
Công tác kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực (kiểm định máy nén khí) phải được thực hiện trong các trường hợp như sau:
- Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;
- Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
- Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;
- Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động;
Thời hạn kiểm định định kỳ bình áp lực (máy nén khí) là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 03 năm một lần
Tại sao phải kiểm định máy nén khí:
- Lí do thứ nhất: Như đã nói trên, máy nén khí là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Do đó chúng ta cần phải kiểm định máy nén khí.
- Lý do thứ hai: Để đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như tránh tổn hại do các sự cố xảy ra.
- Lý do thứ ba: Làm tăng năng suất làm việc của thiết bị, do sau quy trình kiểm định, sẽ khắc phục được các hư hại, hỏng hóc và từ đó đề ra các biện pháp khắc phục cũng như tăng hiệu suất làm việc của thiết bị.
Kiểm định khác
- Kiểm định bình khí nén 300 lít ở H. Châu Thành T. Tây Ninh(17/01/15)
- An toàn lao động khi sử dụng máy nén khí sau quy trình kiểm định(17/01/15)
- Kiểm định bình tách dầu chứa và cấp khí nén 60 lít tại Bình Dương(17/01/15)
- Kiểm định máy nén khí LS 2510 – 24 lít ở Tp.HCM(17/01/15)
- Kiểm định bình khí nén BM24 – 24 lít tại Tp.HCM(16/01/15)
- Kiểm định bình chịu áp lực, thiết bị áp lực(16/01/15)
- Kiểm định máy bơm hơi(16/01/15)