Kiểm định
- Kiểm Định Thiết Bị Nâng
- Kiểm Định Thang Máy
- Kiểm Định Xe Nâng
- Kiểm Định Cầu Trục
- Kiểm Định Palang
- Kiểm Định Thiết Bị Áp Lực
- Kiểm Định Nồi Hơi
- Kiểm Định Máy Nén Khí
- Kiểm Định Hệ Thống Chống Sét
- Kiểm Định Máy Xây Dựng
Quảng cáo bên trái
An toàn lao động đối với người vận hành cần trục tháp
Trước khi vận hành cần trục tháp cần phải xem xét các yếu tố sau:
– Cabin: phải được chiếu sáng đầy đủ, cho phép người lái cần trục nhìn rõ các chỉ dẫn vận hành và điều khiển
– Các cửa sổ phải sạch sẽ, không bị mất độ trong suốt dưới ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên.
– Các tấm đệm cách nhiệt, chống trơn, được cố định tại chỗ để chân trên sàn.
– Không được đặt để các vật khác che khuất tầm nhìn từ trong cabin.
– Ghế ngồi của người lái phải vững chắc, dễ dàng điều chỉnh được để đạt tới vị trí ngồi thoải mái
– Kiểm tra phanh trước khi làm việc, phanh dùng để hãm mỗi chuyển động của cần trục, phanh dừng khẩn cấp phải đảm bảo giá trị gia tốc phanh tương thích với các thông số thiết kế cho chế độ cơ cấu đầy tải. Phanh của các cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay phải có khả năng hãm chuyển động của cần trục trong điều kiện tải trọng bất lợi nhất.
– Kiểm tra cáp – puli theo các tiêu chuẩn hiện hành. Nếu chúng mòn hay nứt quá mức theo quy định, cần phải báo cáo đến người quản lý và có biện pháp thay thế kịp thời.
1. Chỉ những người thỏa mãn những điều kiện sau mới được vận hành cần trục tháp :
– Trong độ tuổi lao động do Nhà nước qui định.
– Có giấy chứng nhận sức khỏe đạt yêu cầu của bộ y tế.
– Đã hoàn thành khóa học về an toàn lao động thiết bị nâng, được đào tạo chuyên môn, có chứng chỉ kèm theo.
– Được giao quyết định điều khiển cần trục bằng văn bản có chữ ký của giám đốc.
2. Chỉ cho phép công nhân làm việc trên cần trục tháp đã qua kiểm định và được cơ quan lao động cấp giấy phép cho phép hoạt động theo đúng luật định. Cần trục tháp chưa có giấy phép của ngành lao động không được phép hoạt động.
3. Công nhân làm việc trên cần trục tháp phải sử dụng đúng và đủ các PTBVCN được cấp theo chế độ gồm : áo quần vải dày, mũ cứng, găng tay vải bạt, áo mưa, găng vải ngắn cổ.
4. Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của các chi tiết và bộ phận quan trọng của cần trục tháp, thử lần lượt từng bộ phận của nó ở trạng thái không tải xem hoạt động của chúng có bình thường không. Chú ý xem xét tình trạng chất lượng của móc, cáp, dây tiếp đát, trụ chắn khóng chế hành trình, bộ phận chặn hoặc thiết bị chống lật cần, thiết bị chống tự di chuyển, thắng hãm các loại…vv.. Nếu có bộ phận, chi tiết nào hư hỏng phải báo cáo cho người phụ trách để tìm biện pháp khắc phục mới được vận hành.
5. Giữa người lái và người làm tín hiệu phải phối hợp nhịp nhàng thống nhất theo ngôn ngữ quy ước giữa hai bên mà quy phạm Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng đã quy định. Trong trường hợp người lái nhìn thấy tải trọng trong suốt quá trình nâng chuyển thì người móc tải kiêm luôn tín hiệu viên.
6. Khi cho cần trục tháp làm việc trong vùng bảo vệ của đường dây tải điện phải có phiếu thao tác. Phiếu phải chỉ rõ các biện pháp an toàn, trình tự thực hiện các thao tác, vị trí đặt cần trục tháp. Phiếu này do thủ trưởng đơn vị sử dụng cần trục tháp ký và giao trực tiếp cho người lái. Cấm thiết bị nâng làm việc dưới đường dây điện cao thế.
Khi di chuyển hay bắt buộc phải bố trí cần trục đứng làm việc dưới đường dây tải điện hạ thế phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ thiết bị nâng đến dây không nhỏ hơn 1 m.
7. Trước khi bắt đầu làm việc phải báo cho những người không có trách nhiệm ra khỏi khu vực nâng, chuyển và hạ tải.
8. Trong khi làm việc ngoài trời cửa bưồng phải đóng lại và có khóa (chốt). Cửa kính quan sát buồng phải được lau sạch thường xuyên.
9. Phải che chắn các bộ phận :
– Truyền động bánh răng, xích, trục vít.
– Khớp nối có bu lông và chốt lồi ra ngoài.
– Các khớp nối nằm gần chổ người qua lại.
– Trống (tambour) cuộn cáp đặt gần người lá hay gần lối đi lại nhưng không được làm cản trở người lái theo dõi cáp cuộn trên trống.
– Các trục truyền động có thể gây nguy hiểm.
10. Phải bao che các phần mang điện hở mà con người có thể chạm phải khi làm việc trong buồng điều khiển.
11.Công tắc hạn chế hành trình của cơ cấu di chuyển phải đặt sao cho việc ngắt động cơ xảy ra ở cách trụ chắn một khoảng không nhỏ hơn toàn bộ quãng đường thắng (phanh) cơ cấu có ghi trong lý lịch máy.
12. Làm việc ban đêm phải có đèn pha chiếu sáng đủ cho khu vực làm việc, công tắc đèn phải bố trí ở chân cần trục. Ngoài ra phải có đèn chiếu sáng đầy đủ cho buồng điều khiển với mạng điện riêng để khi ngắt điện thiết bị nâng không làm tắt đèn.
13. Người điều khiển thiết bị di chuyển, hạ tải phải nắm vững :
– Cách xác định chất lượng, sự phù hợp của cáp và tiêu chuẩn loại bỏ cáp.
– Trọng tải được phép nâng và cách ước tính trọng lượng của tải.
– Cách kiểm tra hoạt động của các cơ cấu và thiết bị an toàn.
– Cách kiểm tra hoạt động của phanh và cách điều chỉnh phanh.
– Khái niệm về độ ổn định và các yếu tố có ảnh hưởng đến nó ( mối quan hệ giữa sự thay đổi tải trọng và tầm với, tốc độ gió nguy hiểm.v.v…).
– Cách xác định vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
– Cách xác định sự cố xảy ra.
14. Người móc tải phải biết :
– Trọng tải mà cần trục được phép nâng, trọng tải của cần trục tương ứng với tầm với.
– Chọn cáp, xích buộc phù hợp với trọng lượng và kích thướt của tải.
– Xác định chất lượng cáp, xích, móc tải.
– Cách buộc và treo tải lên móc.
– Qui định tín hiệu trao đổi với người điều khiển thiết bị nâng khi phải kiêm nhiệm vai trò tín hiệu viên.
– Ước tính trọng lượng của tải.
– Vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
15. Nghiêm cấm :
– Lên xuống thiết bị nâng khi nó đang di chuyển.
– Nâng tải trọng trong tình trạng chưa ổn định hoặc chỉ móc lên một bên của móc kép.
– Nâng hạ tải, di chuyển tải khi có người đang đứng trên tải (để cân bằng hay sửa chữa lại dây buộc).
– Nâng tải đang bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, tải đang liên kết với các vật khác bằng bu lông hoặc liên kết với bê tông.
– Kéo lê tải trên mặt đất, mặt sàn, trên đường ray (khi cáp nâng tải xiên), vừa nâng vừa quay hoặc di chuyển tải nếu hồ sơ kỹ thuật của nhà chế tạo không cho phép làm điều đó, di chuyển ngang tải khi tải nằm cao hơn chướng ngại vật nhỏ hơn 500mm.
– Dùng móc để gỡ cáp, xích đang bị tải đè lên.
– Xoay và điều chỉnh các tải dài và cồng kềnh khi nâng chuyển và hạ tải mà không có các công cụ chuyên dùng thích hợp. (Chỉ được phép điều chỉnh tải khi nó cách sàn khoảng 200mm và cách người thực hiện không ít hơn l m).
– Đưa tải lên xe khi người lái chưa ra khỏi ca-bin, qua lỗ cửa hoặc ban công khi không có sàn nhận tải.
16. Khi xem xét kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh các cơ cấu, thiết bị điện hoặc xem xét sửa chữa kết cấu kim loại phải ngắt cầu dao dẫn điện hoặc tắt máy (đối với các kiểu dẫn động không phải bằng điện ).
17. Khi tạm ngừg việc không cho phép treo tải lơ lửng. Kết thúc công việc phải tắt máy và rút móc tải lên cao khỏi không gian có người và các thiết bị khác hoạt động . Thu dọn nơi làm việc gọn gàng, làm vệ sinh , ghi sổ nhật ký ca rồi ký tên trước khi giao cho người của ca sau.
Kiểm định khác
- Hướng dẫn kiểm tra móc treo có mắt xoay, khuyên treo và trục(16/01/15)
- An toàn lao động đối với người vận hành vận thăng(16/01/15)
- An toàn lao động đối với tài xế xe cần cẩu (bánh lốp, bánh xích)(16/01/15)
- An toàn lao động đối với tài xế, cán bộ quản lý máy xúc(16/01/15)
- An toàn lao động đối với tài xế máy ủi(16/01/15)