1. Phải kiểm tra bằng mắt thường thân móc để phát hiện sự hao mòn hoặc gỉ. Bất kì sự phát hiện nào về hao mòn hoặc gỉ đều phải được ghi chép lại cùng với sự đánh giá về độ sâu, rộng.
  2. Phải kiểm tra bằng mắt thường thân móc để phát hiện sự biến dạng xoắn. Bất kì sự biến dạng xoắn nào cũng phải được đo đạc và ghi vào biên bản.
  3. Phải đo khoảng cách mở miệng của móc “t” qua khoảng cách nhỏ nhất của nó. Tương tự, phải đo khoảng cách giữa các điểm chuẩn đánh dấu “f” và so sánh với khoảng cách ban đầu. Việc mở rộng của miệng móc do mòn, biến dạng hoặc gỉ phải được ghi chép lại vào biên bản. Khi cụm pu ly treo móc chưa được kiểm tra lần trước thì sẽ không có các điểm chuẩn đánh dấu. Trong trường hợp này, phải đánh dấu vị trí các điểm chuẩn, rồi đo khoảng cách và lập biên bản.
  4. Phải đo đạc và lập biên bản các đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của trục treo móc.
  5. Bất kì vết cắt, rãnh, khía đều phải được mài hết. Phải tránh việc làm tăng nhiệt độ quá lớn và làm thay đổi tiết diện của chi tiết. Mọi công việc sửa chữa đều phải được ghi chép vào biên bản kiểm tra.
  6. Phải kiểm tra chiều sâu của các vết nứt. Nếu chiều sâu của vết nứt nhỏ hơn chiều sâu cho phép do hao mòn thì được phép mài vết nứt với sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Nếu chiều sâu của vết nứt lớn hơn chiều sâu cho phép do hao mòn thì phải loại bỏ.
  7. Phải tiến hành kiểm tra bằng bột từ hoặc phương pháp không phá hủy khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  8. Phải đo và lập số liệu đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của trục treo móc tại vị trí có ren và không có ren. Nếu phát hiện hao mòn hoặc gỉ thì phải ghi lại vào biên bản.
  9. “Sự hư hỏng” bao gồm hư hỏng cơ khí, gỉ hoặc mòn quá giới hạn cho phép, biến dạng hoặc hoạt động không trơn tru.

Chú thích:

  1. Không được phép mài mòn vật liệu quá quy định cho phép ở điều 1 và 5 của Phụ lục 18A.
  2. Nếu các móc có ê cu được hàn vào trục treo móc thì phải loại bỏ sau 2 năm sử dụng.

Hướng dẫn kiểm tra móc treo có mắt xoay

Bộ phận móc treo Dạng khuyết tật Tiêu chuẩn loại bỏ
  1. Thân móc
Mòn/gỉ Đối với vùng A (xem phụ lục 13A), nếu bị mòn quá 10% chiều dày ban đầu thì phải loại bỏ.

 

Đối với vùng B, nếu bị mòn quá 5% chiều dày ban đầu thì phải loại bỏ.

  1. Thân móc
Xoắn Bất kỳ sự xoắn nào.
  1. Khuyên treo hoặc mắt xoay
Biến dạng Bất kì “Sự mở rộng” nào của móc hoặc biến dạng của khuyên treo hoặc ma ní đều phải loại bỏ
  1. Trục móc
Mòn/gỉ Bất kì sự hao mòn nào lớn hơn 5% đường kính ban đầu
  1. Thân móc/Mắt xoay
Hư hỏng cơ khí Đối với thân móc thì phải áp dụng theo số liệu theo mục (1).

 

Đối với ma ní, nếu bị hao mòn quá 10% chiều dày ban đầu thì phải loại bỏ.

  1. Thân móc, ren và ma ní
Nứt Bất kì có vết nứt nào đều bị loại bỏ.
  1. Ê cu của trục treo móc
Mòn/gỉ Nếu đường kính đỉnh ren bị mòn 5% so với đường kính ban đầu thì phải loại bỏ.
  1. Chốt
Mòn/gỉ Nếu chốt bị mòn 5% so với đường kính ban đầu thì phải loại bỏ.
  1. Cóc bắp cáp
Hư hỏng chung Phải xác định là cóc bắp cáp không có bất kì một dấu hiệu hư hỏng nào thì mới được sử dụng.
  1. Thân chống tuột cáp
  Phải xác định thanh chống tuột cáp không có bất kì một dấu hiệu hư hỏng nào. Nếu không có thanh này thì phải ghi rõ vào hồ sơ. Nếu thiếu thanh này theo thiết kế đã duyệt thì phải loại bỏ hoặc sửa chữa.

 

 

 

Kiểm định khác