Máy xúc được dùng nhiều trong các công trình xây dựng. Chúng tiềm tàng nhiều ngu cơ mất an toàn lao động. Do đó hôm nay www.thuongcat.com sẽ có bài viết hướng dẫn các tài xế lái máy xúc các bước làm việc an toàn một cách khoa học. Nhằm đảm bảo an toàn lao động cũng nhưđảm bảo tài sản vật chất.

An toàn lao động đối với tài xế máy xúc

1.Để lái được máy xúc cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

– Đủ 18 tuổi và có chứng nhận khám sức khỏe đạt yều cầu của cơ quan y tế.

– Đã hoàn thành khóa học lái máy xúc và có bằng lái được đào tạo chuyên môn.

– Được huấn luyện bảo hộ lao động vàđược cấp thẻ an toàn.

– Sử dụng đúng vàđủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.

2. Phải chịu sự hướng dẫn và giám sát bởi cán bộ kỹ thuật chỉ huy khi làm việc gần các công trình ngầm và công trình nổi có tại hiện trường nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và xe máy.

3. Tất cả máy xúc dù mới hay cũ trước khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy móc, đặc biệt là các cơ cấu an toàn.

4. Các bộ phận chuyển độg của máy phải được che chắn cẩn thận, tránh bị lôi cuốn vào.

5. Trong thời gian nghỉ cần loại trừ khả năng tự hoạt động của máy,cần khóa,hãm các bộ phận cần thiết.Để máy ở nơi an toàn,kê,chèn các bánh máy để máy không bị trôi và ngiêng đổ.

6. Trước khi cho máy vận hành phải yêu cầu những người không có phận sự rời khỏi máy xúc và ra khỏi khu vực bán kính làm việc của nó. Cấm mọi người chui vào gầm máy xúc với bất cứ lý do nào. Trong khi máy đang hoạt động, thợ phụ phải ngồi đúng vị trí của mình.

7. Phải kiểm tra để khẳng định tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của xe máy (đèn, còi, tay lái máy…) trước khi đưa xe vào vận hành. Nếu không bảo đảm chất lượng phải có biện pháp khắc phục ngay mới cho phép hoạt động. Phải có thang treo có móc để khi cần có thể móc vào cần xúc để trèo lên sửa chữa các bộ phận ở đầu cần và phải kết hợp sử dụng dây đai an toàn.

8. Máy xúc bánh hơi không có chân chống ngoài phải đóng thắng bánh xe và cơ cấu cân bằng trước khi làm việc và được kê chèn chắc chắn. Nền đất nơi máy xúc làm việc phải bằng phẳng, vững chắc, nếu nền dất yếu phải lát tà vẹt.

9. Trước khi khởi động động cơ và các bộ phận máy phải bật các tín hiệu đề phòng (ví dụ nhấn chuông, còi báo). Nếu khởi động máy bằng tay thì phải nắm tay quay sao cho tất cả các ngón tay ở cùng một phía để đề phòng piston bị nén đánh trả lại, gây ra tai nạn ở bàn tay.

Nếu khởi động bằng dây mềm thì không được quấn dây vào tay vì trong trường hợp máy nổ sớm, piston có thể đi ngược lại gây tai nạn.

10. Khi động cơ và các bộ phận của máy xúc đang làm việc cấm vặn chặt, bôi trơn bất cứ bộ phận nào và không được đến xem các cụm chi tiết máy bố trí ở nơi chật hẹp và nguy hiểm.

11. Phải điều khiển để gầu xúc đổ vật liệu vào đúng tâm xe vận tải. Nghiêm cấm :

– Đưa gầu xúc qua phía trên buồng lái.

– Thay đổi độ nghiêng của máy hay độ vươn của cần khi gầu xúc đang mang tải hay quay gàu.

– Thắng đột ngột.

– Để máy xúc hoạt động khi dang dùng tay cố định dây cáp hay dùng tay nắn thẳng dây cáp khi tời đang quấn cáp.

– Cấm dùng dây cáp đã bị nối, phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của dây cáp.

12. Phải có đèn chiếu sáng đầy đủ khi làm việc vào ban đêm, hoặc ở những nơi thếu ánh sáng.

13. Phải có sự hỗ trợ của máy kéo hoặc tời khi di chuyển trên đường dốc lớn hơn 15o.

14. Nếu động cơ diesel làm việc quá nóng thì mở miệng rót của bộ tản nhiệt với tay có đeo găng dày tránh bỏng, mặt phải tránh xa miệng rót (đầu tiên nới lỏng cho hơi nước xì ra từ từ, sau đó mới lấy nắp khỏi miệng rót).

15. Không được rời nơi làm việc khi máy còn hoạt động. Khi có sự cố phải lập tức tắt động cơ, đóng van cấp nhiên liệu và đưa bộ giảm áp của động cơ vào hoạt động (nếu có cơ cấu giảm áp) hoặc tắt mồi lửa (đối vởi động cơ xăng).

16. Dùng thước đo để kiểm tra mức nhiên liệu, cấm dùng lửa để soi hoặc hút thuốc khi tiếp nhiên liệu. Không cho phép để rò rỉ nhiên liệu, dầu tại các ống dẫn, nếu có phải khắc phục ngay và lau chùi sạch.

Phải thường xuyên kiểrn tra chất lượng cách điện của lớp vỏ bọc, khả năng dây bị chạm. Để đề phòng nẹt lửa gây cháy từ dây dẫn điện

17. Không được đến gần và đụng chạm vào các bộ phận dẫn điện của máy xúc. Muốn kiểm tra có điện phải sử dụng bút thử hay vôn kế.

18. Cấm di chuyển máy xúc với gầu có tải.

Cấm di chuyển máy xúc bánh hơi đã hãm thiết bị cân bằng hoặc có tay lái điều khiển và hệ thống điện -hơi không an toàn.

Khi di chuyển phải đặt cần máy theo đúng trục đường di chuyển và đặt gầu xúc (không mang tải) ở độ cao cách mặt đất từ 0,5m – 0,9m. Phải chấp hành luật giao thông.

Cấm người lên hoặc xuống khi máy xúc đang di chuyển ở bất cứ tốc độ nào.

19. Máy xúc làm việc trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được phép của cơ quan quản lý đường dây đó. Phạm vi nguy hiểm này được tính từ dây điện gần nhất đến điểm biên của máy và không được nhỏ hơn :

+ 10m khi điện áp không lớn hơn 20kV.

+ 15m khi điện áp không lớn hơn 35kV.

+ 20m khi điện áp không lớn hơn 110kV.

Máy xúc chỉ được vận hành gần đường dây cao áp với điều kiện :

– Cơ quan quản lý đường dây đồng ý cúp điện trong suốt thời gian máy vận hành.

– Hoặc bảo đảm khoảng cách từ điểm biên của máy đến dây gần nhất không nhỏ hơn các trị số ở bảng 1.

Bảng 1.

Điện áp của
đường dây tải điện (KV)
1 1 – 20 35 – 110 154 220 330
Khoảng cách (m) 1,5 2 3 5 6 9

Nếu di chuyển qua bên dưới đường dây thì phải bảo đảm khoảng cách tính từ điểm cao nhất của máy đến điểm thấp nhất của đường dây không nhỏ hơn các chỉ số cho ở bảng 2 :

Bảng 2.

Điện áp của đườngdây
tảiđiện (KV)
1 1 – 20 35 – 110 154 – 220 350 500
Khoảng cách (m) 1 2 3 4 5 6

20. Khi đi qua các công trình ngầm phải biết chắc nó không phá hủy công trình bởi chính trọng tải của nó.

21. Chỉ dược làm vệ sinh máy khi động cơ đã ngừng hoàn toàn chuyển động và máy đã ở thế ổn định. Khi ngừng công việc phải đặt cần dọc theo trục máy xúc và đặt gầu xúc lên nền đất.

22. Kết thúc ngày làm việc phải ghi nhận xét tình trạng máy vào sổ giao nhận ca và bàn giao cho ca sau với sự ký nhận của cả hai bên.

an toàn lao động máy xúc

An toàn lao động đối với cán độ quản lí, phụ trách máy xúc

-Để đảm bảo an toàn,tất cả xe máy và phương tiện vận chuyển đem sử dụng phải tốt và được kiểm tra kĩ tình trạng kĩ thuật trướckhi đem sử dụng.

-Khi thiết kế công nghệ thi công phải chuẩn bị nơi làm việc sao cho đảm bảo an toàn khi làm việc,phải đảm bảo sao cho công nhân không bị đe dọa nguy hiểm bởi các bộ phận của máy,của vật liệu.

*Các nơi nguy hiểm trên công trường,nhà máy phải có biển báo phòng ngừa.

*Chỗ ngồi của người lái hoặc chỗ làm việc phải thuận tiện,ổn định,dế quan sát,đủ ánh sáng,không bị ảnh hưởng bởi mưa nắng…

*Nghiêm cấm mọi hành vi làm việc cẩu thả chạy theo năng suất.

-Trước khi đưa máy vào làm việc cần xác định sơ đồ di chuyển,nơi đỗ,vị trí và phương pháp nối đất với máy điện,quy định phương pháp thông báo bằng tín hiệu giữa người lái và người báo tín hiệu

*Ý nghĩa của các tín hiệu trong khi làm việc của máy phải được thông báo cho tất cả mọi người liên quan.

*Đối với các máy di chuyển,làm việc gần các hố móng,mương rãnh… phải nằm trong giới hạn khoảng cách cho phép.

-Chỉ tiến hành bảo dưỡng,sữa chữa khi động cơ đã dừng hẳn,giải phóng áp lực từ hệ thống khí nén, thủy lực và các trường hợp do hướng dẫn của nhà máy chế tạo qui định.

*Khi bảo dưỡng máy được dẫn động bằng điện,cần áp dụng những biện pháp an toàn về điện.

*Những cụm máy có khả năng tự duy chuyển trọng lượng bản thân,khi bảo quản phải được chèn hoặc đặt trên giá đỡ.

*Không dùng lửa ở khu vực nạp nhiên liệu cũng như sử dụng xe bị chảy dầu,nhiên liệu.

*Việc tháo và lắp máy phải tiến hành có sự chỉ huy của ngưoif có trách nhiệm và phải tuân theo hướng dẫn của nhà máy chế tạo.

*Khu vực tháo lắp phải được ngăn hay làm dấu hiệu an toàn kèm theo bảng phòng ngừa.

*Trong quá trình tổ chức quản lý và sử dụng máy xây dựng phải thực hiện đầy đủ những điều quy định trong”Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn trong sủ dụng và sữa chữa máy”.

 

 

Kiểm định khác