Trước khi tiến hành thử tải tĩnh và tải động đối với cầu trục, các bạn cần phải tiến hành kiểm tra bên ngoài cầu trục một cách tổng thể, rồi mới quyết định tiến hành thử tải theo yêu cầu.tử tải khi kiểm định cầu trục

Kiểm tra bên ngoài cầu trục

Kiểm tra lại tòn bộ cầu trục, kiểm tra các mối hàn chủ yếu, các mối ghép bu lông, kiểm tra đường ray chạy của cầu trục.

  • Kiểm tra dầu bôi trơn
  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện của cầu trục
  • Kiểm tra các mối hàn chế pa – lăng di chuyển dọc dầm chính
  • Kiểm tra toàn bộ các thiết bị an toàn cầu trục
  • Kiểm tra và điều chỉnh phanh ( nếu cần) thên pa – lăng và cầu trục ( chi tiết xem catalogue)
  • Bấm thử các nút bấm điều khiển cho toàn bộ hệ thống cầu trục hoạt động ở trạng thái không tải.

Sau khi tiến hành xong các bước điều chỉnh, vận hành không tải, ta tiến hành thử tải cầu trục ở 2 trường hợp.

Thử tải cho cầu trục

- Thử tải tĩnh: ( quá tải 125%) nhằm kiểm tra lại độ bền của cầu trục và các bộ phận của nó. Bằng cách cho cầu trục nâng với tải trọng bằng 125% tải trọng cho phép, nâng lên độ cao khoảng 300mm, giữ độ cao này khoảng 10 phút sau đó kiểm tra độ võng của dầm chính. Nếu dầm chính không có biến dạng dư và độ võng của dầm chính. Nếu dầm chính không có biến dạng dư và độ võng phù hợp với tính toán thiết kế thì đạt yêu cầu. – Thử tải động: ( quá tải 110%) nhằm kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu cầu trục, hệ thống cột đỡ và đường chạy. Cho cầu trục di chuyển có tải với tải trọng nâng bằng 110 % tải trọng cho phép, tiến hành nâng hạ tải 3 lần theo hai chiều lên và xuống nếu tải trọng không trôi thì đạt yêu cầu. Cho pa – lăng di chuyển dọc dầm chính, cho cầu trục di chuyển dọc nhà xưởng. Nếu hệ thống làm việc ổn định, êm, nhẹ nhàng thì đạt yêu cầu.

 

 

 

Kiểm định khác