Kiểm định
- Kiểm Định Thiết Bị Nâng
- Kiểm Định Thang Máy
- Kiểm Định Xe Nâng
- Kiểm Định Cầu Trục
- Kiểm Định Palang
- Kiểm Định Thiết Bị Áp Lực
- Kiểm Định Nồi Hơi
- Kiểm Định Máy Nén Khí
- Kiểm Định Hệ Thống Chống Sét
- Kiểm Định Máy Xây Dựng
Quảng cáo bên trái
Những điều cần lưu ý khi kiểm định hệ thống điện của cầu trục
Các kiểm định viên cần lưu ý nhiều hơn đến vấn đề an toàn lao động trong khi kiểm tra các bộ phận về điện. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thiết bị bảo hộ lao động, cũng như kiểm tra tổng thể hệ thống điện của cầu trục.
I. HỆ THỐNG ĐIỆN NÓI CHUNG
1. Giới thiệu chung:
- Nguồn điện động lực sử dụng là điện 3 pha, 380V/220V, 50Hz
- Nguồn điện điều khiển 100V qua biến thế 380V/100V
- Các động cơ làm việc có phanh theo các chiều chuyển động (trừ phần di chuyển pa lăng có thể có hoặc không có phanh).
2. Nguyên lý hoạt động:
- Đóng Aptomat nguồn A
- Đóng contact an toàn CT 1 khởi động từ M làm việc
- Ấn nút up hoặc down , East hoặc West, South hoặc North thi contactor MI hoặc M2, M3 hoặc M4, M5, M6 làm việc đóng điện cho động cơ và phanh làm việc theo các chuyển động tương ứng.
- Dừng ấn nút các động cơ sẽ ngưng hoạt động đồng thời cụm phanh tương ứng sẽ phanh dừng các chuyển động.
- Khi lắp pa – lăng có hai tốc độ nâng hạ thì ấn nút Ưp hoặc Down ở nấc 1 contactor Ml-1 hoặc Ml – 2 làm việc. Động cơ nâng hạ 1 tốc độ làm việc ở tốc độ thấp.
- Nếu ấn nút ưp hoặc Down ở nấc 2 thì contactor MI hoặc M2,làm việc dẫn đến TI mất điện, cắt điện contactor Ml- 1 hoặc Ml – 2 và động cơ nâng hạ tải trọng làm việc ở tốc độ cao.
3. Bảo vệ an toàn mạch điện và mạch liên kết khóa lẫn.
- Bảo vệ ngắt mạch động lực và điều khiển bằng Aptomat A và cầu chì F Liên động bảo vệ: Trong mạch điều khiển của contactor MI và M2 hoặc M5 và M6 lắp cài các tiếp điểm thường đóng chéo nhau (thường đóng MI vào mạch cuộn dây M2 và ngược laị).
- Bảo vệ khóa hành trình di chuyển: Sử dụng hạn chế hành trình LS6 và LS6 cho di chuyển tiến hoặc lùi cầu trục và sử dụng LSI và LS2 cho chuyển động nâng hạ tải trọng.
II. HỆ THỐNG ĐIỆN ( Monoray và cầu trục quay):
1. Giới thiệu chung:
- Nguồn điện sử dụng: 380 V, 3 pha, 50 Hz
- Pa- lăng điện cáp 1 tốc độ
2. Nguyên lý hoạt động
- Đóng Atomat nguồn
- Ấn nút BP 2 contactor MCI làm việc, động cơ MI làm việc nâng tải, ngừng ấn nút chuyển động nâng tải trọng dừng
- Ấn nút PB3 contactor MC2 làm việc, động cơ M có điện quay đảo chiều hạ tải trọng. Ngừng ấn nút động cơ hạ tải trọng dừng.
- Đóng AI đèn chiếu sáng làm việc
* Pa – lăng có hai tốc độ:
- Khi điều khiển ấn nút PB2 hoặc PB3 ở nấc nhẹ( ấn nhẹ) thì công tắc MCI, MC3 hoặc MC2 làm việc đồng thời động cơ M làm việc nâng hoặc hạ tải trọng ở tốc độ 1.
- Khi ấn nút PB2 hoặc nút PB3 ở nấc 2 ( ấn mạnh) thì contactor MCI, MC3 hoặc MC2, MC3 làm việc đồng thời động cơ M làm việc nâng hoặc hạ tải trọng ở tốc độ 2.
3. Bảo vệ an toàn mạch điện và mạch liên kết khóa lẫn.
- Bảo vệ ngắt mạch động lực và điều khiển bằng Atomat A và cầu chì F.
- Liên động bảo vệ: Trong mạch điều khiển của contactor MI và M2 hoặc M5 và M6 lắp cài các tiếp điểm thường đóng chéo nhau ( thường đóng MI vào mạch cuộn dây M2 và ngược lại).
- Bảo vệ khóa hành trình di chuyển: Sử dụng hạn chế hành trình LS6 và LS6 cho di chuyển tiến hoặc lùi cầu trục và sử dụng LSI và LS2 cho di chuyển nâng hạ tải trọng.
Kiểm định khác
- Kiểm định cầu trục dầm đơn 2,8 tấn tại Bình Chánh – Tp.HCM(17/01/15)
- Nội quy an toàn sử dụng cầu trục(17/01/15)
- Hướng dẫn kiểm tra định kỳ cầu trục(17/01/15)
- Hướng dẫn bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ cầu trục(17/01/15)
- Nguyên nhân – Biện pháp khắc phục các hư hỏng đối với cầu trục, cổng trục(17/01/15)
- Hướng dẫn cách thử tải tĩnh và tải động khi kiểm định cầu trục(17/01/15)
- Hướng dẫn vận chuyển và lắp đặt cầu trục(17/01/15)