Tin tức
Quảng cáo bên trái
Kiên Giang từng bước trở thành tỉnh năng động
|
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu nhằm xây dựng Kiên Giang trở thành tỉnh phát triển năng động, toàn diện, đạt trình độ phát triển khá trong cả nước; có kết cấu hạ tầng đồng bộ; đa số người dân thích nghi được với điều kiện biến đổi khí hậu và môi trường; các doanh nghiệp của tỉnh phát huy được cơ hội từ quá trình hội nhập quốc tế. Kiên Giang đóng góp quan trọng xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu mạnh, tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh vững chắc.
Mục tiêu của Tỉnh là tổng sản phẩm địa phương (GRDP) bình quân 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 7,5 - 8%/năm (giá so sánh năm 2010), thời kỳ 2020 - 2030 GRDP tăng bình quân khoảng 8 - 9%/năm. Đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 2.855 - 2.930 USD và đạt khoảng 8.100 - 9.300 USD vào năm 2030.
Tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp chiếm 35 - 36%, công nghiệp - xây dựng chiếm 23 - 24% và dịch vụ chiếm 40 - 41% trong cơ cấu kinh tế vào năm 2020, tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp năm 2030 trên 75% tổng GRDP. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50% vào năm 2030...
Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn
Theo phương hướng phát triển, tỉnh Kiên Giang sẽ xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường gắn với tái cơ cấu nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu; quản lý khai thác tài nguyên đất, nước, rừng, nhất là rừng ngập mặn vùng ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển nông lâm thủy sản bền vững.
Hình thành các vùng trồng lúa hàng hóa có hệ thống hạ tầng đồng bộ, tạo thuận lợi để cơ giới hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng; nghiên cứu, áp dụng mô hình luân canh lúa với các cây trồng khác như bắp, đậu nành, rau đậu hoặc nuôi thủy sản trên đất lúa.
Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán ở hộ sang chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao; quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung, xa trung tâm thành thị, khu dân cư.
Phát triển các ngành khai thác hải sản xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, nuôi trồng thủy sản ven biển, quanh đảo. Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng mới kết cấu hạ tầng nghề cá ở ven bờ và các đảo lớn. Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản hàng hóa gắn với ứng dụng công nghệ cao.
Kiên Giang phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông thủy sản, thực phẩm; công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tàu; các ngành công nghiệp phụ trợ; phát triển ổn định công nghiệp vật liệu xây dựng, gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.
Về dịch vụ, tỉnh tập trung phát triển các ngành dịch vụ có giá trị và giá trị gia tăng cao, tạo động lực mới thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển mạnh ngành thương mại, du lịch, dịch vụ vận tải, kho bãi, logistics, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin.
Phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm; nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên; khuyến khích các sản phẩm bảo hiểm mới mang tính đột phá, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của người tham gia bảo hiểm....
Tin tức khác
- Nhà 3 tầng thiết kế cho gia đình ba thế hệ(23/05/24)
- Mê mẩn thiết kế biệt thự mở, tông trầm ở Bình Dương(22/05/24)
- Ấn tượng với thiết kế nhà phố 5 tầng luôn thoáng mát(22/05/24)
- Căn hộ 3 phòng ngủ nội thất chỉ 330 triệu đồng, bên trong đẹp bất ngờ(16/05/24)
- Nhà thiết kế hai giếng trời giúp lưu thông gió(16/05/24)
- Chi phí xây dựng 3,5 tỷ đồng, căn nhà 2 tầng khiến bao người mê(08/05/24)
- Nhà cấp 4 có thiết kế khác biệt, ấn tượng với sân vườn(08/05/24)