Những cấu trúc này được mong đợi sẽ không bị tổn thất do các trận động đất mà người dân còn có thể quay trở lại tiếp tục sống trong tòa nhà ngay sau khi xảy ra cơn địa chấn.

Giáo sư Shiling Pei thuộc trường Colorado School of Mines cho biết thiết kế các tòa nhà an toàn có khả năng chống chịu động đất rất quan trọng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các công nghệ để giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của các tòa nhà sau các trận động đất lớn.

Dựa trên các thông tin chi tiết thu được từ thực nghiệm và các nghiên cứu liên quan, nhóm nghiên cứu sẽ trở lại San Diego vào năm 2020 để xây dựng một tòa nhà bằng gỗ 10 tầng có khả năng chống chịu động đất.

Nhóm đang nghiên cứu các hành vi của hệ thống an toàn địa chấn đối với công trình được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu gỗ tiên tiến, bao gồm các bức tường đá (có thể sử dụng đá tạm thời). Hiện tại, nhóm sử dụng một cấu trúc 2 tầng với sàn gỗ lớn được thiết kế để chịu được các cơn địa chấn mạnh.Vật liệu gỗ được sử dụng ở đây chủ yếu là gỗ đã được tráng kẽm (CLT), vật liệu này có hiệu năng cao được làm từ các lớp gỗ Laminate. CLT và gỗ thông thường là một phần của xu hướng kiến trúc và xây dựng hiện đại. Tuy nhiên, hiệu suất chống chịu địa chấn của các tòa nhà làm từ các vật liệu này vẫn chưa được biết đến rộng rãi.

Trong cuộc thử nghiệm tại San Diego mới đây, tòa nhà và hệ thống an toàn địa chấn đã hoạt động tốt. Cuộc thử nghiệm được tiến hành trong vòng vài phút, mô phỏng trận động đất ở Northridge năm 1994. Sau mô phỏng, tòa nhà không gặp thiệt hại đáng kể.

 

Tin tức khác