Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, giữa tháng 11, Thừa Thiên Huế ghi nhận lượng mưa lớn nhất trong vòng 10 năm qua lên đến 1.000mm. Theo dự báo, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh TT-Huế cho biết, vừa phát công điện khẩn yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, không khí lạnh, gió mạnh trên biển xảy ra từ ngày 24 đến 27/11.

Thực tế, trong nhiều năm gần đây, tình hình mưa lớn bất thường gây ngập trên diện rộng đã được ghi nhận không chỉ tại Huế mà còn xảy ra tại nhiều địa phương khắp cả nước. Điều đó cho thấy đây không phải là hiện tượng nhất thời mà là một hậu quả của thời tiết cực đoan.

Mưa cực đoan với mật độ lớn trong thời gian ngắn gây ngập trên diện rộng
Mưa cực đoan với mật độ lớn trong thời gian ngắn gây ngập trên diện rộng
 

Không chỉ gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân, mưa lũ và ngập lụt còn gây phiền toái khi mang theo nhiều bùn đất, chất thải vào nhà, gây thiệt hại đến cơ sở vật chất, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và sức khỏe của người dân. Đặc biệt, ngập úng còn là nguyên nhân hàng đầu gây hiện tượng thấm dột và phá huỷ kết cấu công trình từ bên trong.

Chịu ảnh hưởng bởi thấm dột, ngập úng do thời tiết, việc khẩn trương sửa chữa và xây dựng lại nhà cửa để trở lại cuộc sống là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, về trung và dài hạn (3-6 tháng, 6-12 tháng), cần sửa chữa, cải tạo dựa trên nguyên tắc xây dựng lại tốt hơn cho nhà ở của người dân bị ảnh hưởng. Chính vì vậy các giải pháp cải tạo, gia cố nền móng và chống thấm bảo vệ cho công trình sau ngập đang được nhiều gia chủ tìm kiếm.

Theo các chuyên gia xây dựng, nâng nền nhà là một phương pháp chống thấm nhà ở bị động được nhiều người lựa chọn do tiết kiệm chi phí và hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, trước tình trạng thời tiết cực đoan như hiện nay, mực nước ngập có thể sẽ còn tăng cao sẽ làm giảm tác dụng của phương pháp này.

Nâng nền nhà còn có thể làm thay đổi hay biến dạng công trình nhà ở, ảnh hưởng đến cấu trúc chịu lực của công trình, gây khó khăn cho công tác chống ngập.
Nâng nền nhà còn có thể làm thay đổi hay biến dạng công trình nhà ở, ảnh hưởng đến cấu trúc chịu lực của công trình, gây khó khăn cho công tác chống ngập.
 

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều gia đình vẫn thi công tường theo cách cũ như chỉ trát xi măng cho lớp tường ngoài rồi phủ một lớp sơn thường hay dùng gạch bông ốp chân tường nên nước vẫn có thể thấm vào bên trong kết cấu công trình. Lúc này, các gia chủ có thể khắc phục bằng các phương pháp cải tạo nhà bị động như: Đối với tường sơn nước, bạn có thể dùng đèn cao áp chiếu lên để làm khô nhanh. Đối với tường ốp gỗ, cần tháo ra, làm vệ sinh tường, gỗ và ốp lại.

Không chỉ dừng lại ở việc chống thấm, các sản phẩm của Sika còn “vượt kỳ vọng” khi có khả năng chống bám bẩn và hạn chế rêu mốc.
 

Ngoài những phương pháp trên, người dân có thể ứng dụng các giải pháp chống thấm nhà chủ động để cải tạo bền vững cho ngôi nhà một cách hiệu quả. Chẳng hạn, với khu vực tường đứng hay tường ngoài, sơn chống thấm Sika RainTite có khả năng bám dính tốt với nhiều loại vật liệu, chống UV là sản phẩm được nhiều chuyên gia tin dùng. Việc sử dụng sơn chống thấm Sika sẽ giúp hạn chế thấm dột gây hư hỏng nặng cho bề mặt tường. Đối với các vết nứt nhỏ từ 2-10mm, keo trám Sikaflex-134 Bond & Seal với khả năng hoạt động ngay cả trong môi trường khắc nghiệt sẽ giúp lấp đầy các khoảng hở trong và ngoài công trình để ngăn nước ngập tràn vào bên trong. Đối với bài toán bong tróc, hư hỏng nền nhà do ngập nước, bộ đôi keo chà ron Sika Tile Grout và keo dán gạch Sika TileBond GP giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, hạn chế tình trạng bong (ộp) gạch và góp phần tăng độ bền cho nhà ở. 

Dự đoán thời tiết cực đoan sẽ còn xuất hiện với tần suất tăng cao và nghiêm trọng hơn trên cả nước. Vì thế, việc người dân cần làm lúc này là chủ động tìm kiếm các giải pháp cải tạo nhà sau ngập lụt để bảo vệ ngôi nhà, hạn chế những thiệt hại do lụt có thể gây ra.

 

Tin tức khác