Tin tức
Quảng cáo bên trái
Thực trạng và xu hướng kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng xây mới
Toàn cảnh Hội thảo.
So với truyền thống thì về tổng thể kiến trúc chùa mới đã có biến đổi về quy mô, diện tích và các hạng mục to lớn đạt nhiều kỷ lục trong và ngoài nước, số lượng hạng mục cũng nhiều hơn trước tạo nên tổng thể tầng tầng lớp lớp. Nhìn chung những công trình này vẫn toát lên tính truyền thống về phong thủy, trục hướng và bố cục hạng mục.
Không kể những công trình làm theo kiến trúc truyền thống thì kể cả những công trình chùa mới tuy có những biến đổi mạnh mẽ do vật liệu mới và công nghệ mới của thời đại hiện nay thì đặc trưng vẫn theo tổng thể dàn trải, thấp tầng, công trình với các hàng cột theo gian dãy, mái ngói cong chồng diêm. Phát huy những sáng tạo trên cơ sở kiến trúc từ truyền thống, các loại hình đều tạo nên những nét độc đáo, khác lạ so với những cái cũ.
Việc sử dụng đồng đều một loại kết cấu được coi là khá phổ biến với phần lớn các hạng mục để tạo nên tổng thế thống nhất và hài hòa nhất. Các loại vật liệu theo phong cách truyền thống không kể thiếu đó là gỗ, tường, gạch bao che, mái lợp ngói gốm. Hiện nay, các loại vật liệu mới với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội đã dần thay thế được các loại vật liệu truyền thống. Bê tông cốt thép thay thế hệ kết cấu gỗ, vữa xi măng thay thế hồ vữa truyền thống, các loại gạch lát nền mới thay thế nền gạch gốm đỏ, kính được tăng cường trong hệ cửa mới sẽ thông dụng hơn cửa gỗ bức bàn, ngói gốm máy thay gốm truyền thống, tránh hiện tượng mốc, bẩn và sử dụng các loại sơn tường hiện đại mang đến giá trị thẩm mỹ cao hơn.
Nhìn chung vật liệu đã có bước tiến vượt bậc gần như thay thế hoàn toàn các loại vật liệu cũ. Đột phá là vật liệu bê tông với tính bền vững cao, kinh tế và dễ tạo hình đã thay thế vật liệu gỗ ngày càng khan hiếm và đắt đỏ. Tuy nhiên, với mong muốn tạo được những ngôi chùa truyền thống thì các công nghệ xử lý bề mặt không ngừng được nghiên cứu áp dụng như sơn màu giả gỗ, giả vân gỗ, ốp giả gỗ.
Về bản chất, các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng xây mới thường có những chức năng mới thêm vào so với mô hình gốc, điều này cần thiết và dễ hiểu để đáp ứng các nhu cầu thời đại. Tuy nhiên, kết hợp gia giảm các chức năng cũ – mới này với nhau ra sao cho nhuần nhuyễn thì không phải dự án nào cũng làm được. Đa phần chỉ là thêm vào các không gian mới, sáng tạo thêm các khu chức năng, lấn dần dọc theo các tuyến, trục bố cục truyền thống, điều này khiến sự hài hòa với tự nhiên của bố cục truyền thống mất đi ý nghĩa văn hóa, chỉ còn giữ được tính hình thức.
ThS. KTS Phạm Trung Hiếu - trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, các công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo xây mới thường được xây dựng dựa vào vị trí gốc của một công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo cũ đã xuống cấp hoặc có quy mô nhỏ bé. Vấn đề là quy mô của công trình cũ có thể đã rất hài hòa với tự nhiên xung quanh nhưng khi được thổi phồng lên gấp nhiều lần để đáp ứng lượng sử dụng lớn hơn thì nó sẽ trở nên xa lạ và không còn được hài hòa như lúc ban đầu. Lý do giữ nguyên vị trí trong trường hợp này không đủ bền vững đối với tự nhiên và nếu quy mô xây dựng chênh lệch nhiều sẽ là phản lại với sự cân bằng với tự nhiên đã được tính toán từ trước.
Tin tức khác
- Nhà 3 tầng thiết kế cho gia đình ba thế hệ(23/05/24)
- Mê mẩn thiết kế biệt thự mở, tông trầm ở Bình Dương(22/05/24)
- Ấn tượng với thiết kế nhà phố 5 tầng luôn thoáng mát(22/05/24)
- Căn hộ 3 phòng ngủ nội thất chỉ 330 triệu đồng, bên trong đẹp bất ngờ(16/05/24)
- Nhà thiết kế hai giếng trời giúp lưu thông gió(16/05/24)
- Chi phí xây dựng 3,5 tỷ đồng, căn nhà 2 tầng khiến bao người mê(08/05/24)
- Nhà cấp 4 có thiết kế khác biệt, ấn tượng với sân vườn(08/05/24)